Ghé thăm làng dệt thổ cẩm Chăm, Bình Thuận

Làng nghề truyền thống

Ghé thăm làng dệt thổ cẩm Chăm, Bình Thuận

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào người Chăm, tập trung 2 xã Phan Hòa của huyện Bắc Bình. Theo truyền thuyết, mẹ xứ sở Pôlnư NaGar dạy cho phụ nữ Chăm nghề dệt vải để mặc và tôn vinh sắc đẹp.

Người thợ lành nghề – Ảnh: sưu tầm

Hiện nay ở làng dệt thổ cẩm Phan Hòa vẫn còn những chiếc khung dệt cổ truyền bằng gỗ gõ, gỗ trắc được đóng cách đây hàng trăm năm. Các giàn cán bông, cung bắn bông, xa quay kéo sợi vẫn còn thông dụng. Người dân hái Bông về phơi khô, cán lấy hột, dùng cung bắn cho bông bung ra trải thành lớp mỏng, lấy thanh tre cuộn lại thành con bông rồi móc vào xa quay kéo sợi. Muốn sợi chắc, không bị đứt, bị xù lông, khi dệt đem ngâm nước cơm, sau đó chải sợi, phơi khô, đánh óng. Muốn sợi có màu lục thì nhuộm với cây tràm, màu đỏ nhuộm với là trâm bầu, màu đen lấy từ cây buông, màu vàng lấy từ cây trừng… khi dệt người thợ mắc sợi trên khung đưa tay lòn con thoi qua lại. Muốn tạo mô típ hoa văn, người thợ lành nghề có thể, cách điệu với những họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Từ 4 hoa văn cổ truyền: xanh két, vàng cúc, trắng, đen đi trên nền đỏ, người thợ có thể tao ra các loại sản phẩm như túi xách, ví, khăn, dây thắt lưng… thích hợp với nhu cầu và thị hiếu du khách.

Một số sản phẩm tiêu biểu – Ảnh: sưu tầm

dulichvn.org

Nguồn sưu tầm