Bình Thuận: Huyền bí ngôi chùa cổ khảm toàn sành, sứ lung linh
Cổ Thạch tự – dân gian thường gọi là Chùa Hang ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là di tích thắng cảnh được xếp hạng cấp Quốc gia từ năm 1993. Ngôi cổ tự hơn trăm tuổi đời này cùng với khung cảnh non nước hữu tình, không gian trời biển bao la nơi đây đã quyến rũ hàng vạn du khách gần xa.
Bên cạnh nét độc đáo của một quần thể các không gian thờ tự ẩn mình dưới những hang đá tự nhiên được tạo thành bởi các tảng đá lớn, nếu chú ý một chút, sẽ còn nhận ra rằng, các công trình kiến trúc được khảm sành, sứ ở chùa Cổ Thạch cũng chính là các tác phẩm nghệ thuật đáng chiêm ngưỡng.
Có dịp đến Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) nhớ đừng quên tận mắt ngắm nhìn nghệ thuật khảm sành, sứ trong kiến trúc của chùa.
Hình tượng Long – Vân – Vũ biểu hiện ước mong mưa thuận gió hòa trong một đồ án trang trí ở chùa Cổ Thạch.
Mái ngói vút cong hình rồng được lắp ghép tỉ mỉ, công phu từ các mảnh sành, sứ.
Họa tiết hoa, lá nhiều màu sắc ở tháp bia tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Đức (1919-2007), người đã trải qua 60 năm hành đạo và trụ trì chùa.
Tượng rồng lớn được khảm sành, sứ nơi bậc tam cấp trước gác chuông.
Những vật dụng sành, sứ quen thuộc như tô, chén, dĩa,… được sử dụng trang trí một cách khéo léo.
Điển tích “Thái Công điếu ngư” (hay “Lã Vọng câu cá”) qua các mảnh sành, sứ.
Hình tượng Lưỡng Long trên một mái ngói.
Tinh xảo từ các chi tiết nhỏ, nhất là Hán tự.