Những cảnh đẹp ngất ngây tại miền cát trắng Bình Thuận
Dường như mùi cát vàng, biển nồng mủi xa khơi là những đặc trưng không thể nào quên khi đến với mảnh đất Bình Thuận. Đâu đó còn có mùi rêu mốc của những tường vách đền tháp, đình chùa, bởi đâu đâu cũng đã sơn lại một lớp màu hào nhoáng, làm mất hết cái rêu phong cổ kính của những nơi chốn thân quen.
Khung cảnh yên bình, mộc mạc khiến bất cứ du khách nào đã từng đến đây không thể nào không nhung nhớ cảnh sắc, con người, thiên nhiên và cả hương vị miền cát trắng của Bình Thuận
Núi Tà Cú
Núi Tà Cú cao 649m, là nơi toạc lạc của chùa Núi Tà Cú nằm lưng chừng núi ở độ cao hơn 400m. Chùa Núi được xây dựng vào cuối TK XIX đầu TK XX. Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa, xung quanh là hệ thống rừng nguyên sinh phát triển. Ở đây quanh năm không khí trong lành, mát mẻ, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí mát lạnh.
Lên núi Tà Cú, ngoài việc được ngắm nhìn vẻ đẹp của núi rừng, vào chùa lễ Phật, du khách còn được chiêm bái pho tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn rất đồ sộ với chiều dài 49m và chiều cao 6m đã được xác lập kỷ lục Việt Nam, mang vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc giữa núi rừng hoang dại, quanh năm cây xanh, suối chảy ngay cạnh chùa.
Toàn thể chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ… ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa. Đứng trên đỉnh núi cao, nhìn những đám mây lững lờ trôi trong cái không khí lành lạnh, dường như những mệt mỏi đều tan biến.
Tháp Poshanư
Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài được người Chăm xây dựng từ những cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hoà Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp này còn lại rất ít. Đây là cụm tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ.
Du khách sẽ bị lôi cuốn vào bức tranh quá khứ, về sự tài hoa trí tuệ và bàn tay khéo léo của ông cha thuở trước trong nghệ thuật kiến trúc Chămpa cổ xưa, tất cả hiện lên vô cùng tinh tế và độc đáo, đó là minh chứng cho dấu ấn thời kỳ phát triển hưng thịnh của vương quốc Chăm-pa.
Về tổng thể ngọn tháp được xây dựng nên từ những viên gạch nung đỏ, gắn chặt với nhau bằng một loại chất k.ết dính vô cùng đặc biệt mà khoa học vẫn đang nghiên cứu và đưa ra nhiều giả thiết về một loại nhựa thực vật bí ẩn. Đây sẽ là điểm đến khám phá văn hóa-lịch sử mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua khi đến với Bình Thuận.
Bãi đá Cổ Thạch
Biển Cổ Thạch cũng được hình thành từ hàng trăm năm, trải qua những biến động của thủy triều lên xuống đã đùn đẩy những tản đá lên bờ xếp thành một bãi đá khổng lồ với kích thước lớn nhỏ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên không theo bất cứ quy luật nào, tạo nên nhiều phiến đá hình thù bắt mắt, kích thước đa dạng, màu sắc lung linh, phong phú.
Đặc biệt, vào thời điểm nhất định Cổ Thạch sẽ khoác lên mình một chiếc áo xanh màu rêu lạ mắt. Dưới ánh nắng mặt trời, Cổ Thạch hiện lên như một thiên đường trên vùng đất hoang sơ, khiến cho khung cảnh ven bãi biểntoát lên mang một vẻ đẹp ngỡ ngàng hiếm thấy.
Đến đây, du khách sẽ được ngâm chân mát rượi dưới những đợt sóng và ánh nắng, check in thả ga với cả bãi đá nằm im lìm bên đại dương mênh mông, không gian ánh lên những gam màu lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất. Đây là địa điểm du lịch đầy hứa hẹn đối với du khách thập phương, đặc biệt là với những ai muốn nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng về thế giới tự nhiên đầy sự diệu kì.
Di chuyển bằng cách nào?
Hiện nay, chưa có đường bay nào bay thẳng từ TP.HCM đi Bình Thuận, vì nơi đây chưa xây dựng sân bay, nhưng nếu nhất định muốn đi bằng máy bay bạn có thể lựa chọn cách sau:
Nhiều người chọn cho mình vé máy bay đi Nha Trang du lịch 2 ngày, sau đó tiếp tục hành trình đón xe khách đến Bình Thuận. Khoảng cách từ Nha Trang đến đây chỉ dài khoảng 220km chạy theo quốc lộ 1A .
Hãy nhanh tay sở hữu cho mình những tấm vé rẻ nhất bạn nhé!
(Sưu tầm)