Bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận thơm ngon nức tiếng

Ẩm Thực - Đặc Sản

Bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận thơm ngon nức tiếng

 

Bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận khá nổi tiếng nhưng với nhiều người đi du lịch Phan Thiết. Đôi khi chỉ nghe qua mà không có dịp ghé thăm làng nghề làm bánh truyền thống này. Tại Thị Trấn Chợ Lầu , huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây còn có Tịnh xá Ngọc Vân nổi tiếng với các chương trình từ thiện cho người nghèo đầy ý nghĩa.

Chợ Lầu là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Bắc Bình nằm ở phía bắc tỉnh Bình Thuận. Thị Trấn Chợ Lầu cách Phan Thiết khoảng 70km. Thương hiệu bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận đã có mặt trên thị trường từ trước năm 1945. Ban đầu làng nghề bánh tráng Chợ Lầu chỉ có 2 lò nhỏ nhưng đến nay đã có gần 60 lò bánh tráng lớn nhỏ. Tập trung nhiều nhất ở thôn Xuân An, Xuân Hội, Hiệp Phước…

Chợ Lầu được xem như làng nghề làm bánh tráng gia truyền ở địa phương. Bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận nổi tiếng có hai loại bánh khác nhau. Bao gồm bánh tráng mỏng để cuốn và bánh tráng dày rất nhiều mè để nướng. Cũng được làm từ bột gạo như bánh tráng ở bao vùng khác. Nhưng bánh tráng Chợ Lầu mang hương vị quê hương rất riêng khiến bao người thử qua một lần đều không thể quên.

Đặc sản bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận món lạ mà quen

Nguyên liệu chính làm bánh tráng là gạo tẻ, loại “gạo quê” Bắc Bình Bình Thuận. Do chính người dân nơi đây làm ra, ngâm rồi đem xay thành bột mịn. Sau đó, lọc đi nước chua và pha bột với nước sao cho vừa, không loãng cũng không được đặc quá. Để bánh thêm dai và không bị rách cần pha thêm một chút muối với tỷ lệ hợp lý.

Bánh dùng để cuốn thì khi pha bột người ta cho vào lượng muối thích hợp. Để khi tráng bánh mỏng nhưng dẻo dai cuốn không bị rách ra. Bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận dùng để nướng, người thợ pha thêm cơm nguội đã xây nhuyễn. Hoặc bánh tráng nướng xay nhuyễn trộn cùng bột và mè đen và tráng thành hai lớp chồng lên nhau để bánh được dày. Khi bạn nướng bánh có mùi thơm ngon và để lâu vẫn không mất mùi.

Cách nướng bánh tráng Chợ Lầu Bắc Bình

Lửa cho lò tráng bánh cũng phải chú ý, không được lớn và chỉ được để liu riu mà thôi. Tay tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng. Người làm bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận còn phải trông trời và canh cây cỏ. Họ nhìn những giọt sương để biết ngày mai nắng lớn hay âm u. Để họ tráng bánh trong đêm, rồi đem bánh phơi ngay khi nắng vừa lên.Với bánh tráng dày và có mè tuy đổ bánh dày hơn nhưng cũng phải thật khéo. Để bánh tráng không được quá dày vì khi nướng lên rất dễ bị cứng.

Làng nghề truyền thống làm bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận

Những người làm bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận giải thích rất mộc mạc chân thành. Chẳng có bí quyết nào lớn lao, vì khi pha bột, tráng bánh, mỗi khâu là một người phụ trách và làm rất cẩn thận. Từ khâu tráng bánh đến phơi cũng lại là những thao tác nhẹ nhàng cẩn thận. Bí quyết của người làm bánh Chợ Lầu được giải thích một cách giản dị như vậy. Nhưng có lẽ không phải ai cũng có thể học theo dù nghe qua thật dễ.

Hương vị thơm ngon của những chiếc bánh tráng nơi đây mang đầy ý nghĩa. Nó luôn chứa đựng những vất vả, sự chịu thương chịu khó của người nông dân. Người dân Chợ Lầu còn giữ được nghề tráng bánh truyền thống đến ngày nay. Không những ý nghĩa tạo một việc làm có thu nhập tương đối ổn định. Mà còn có mục đích gìn giữ cái nghề truyền thống của ông cha để lại. Để giúp bà con vừa ổn định cuộc sống, vừa duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Năm 2003 UBND tỉnh đã công nhận làng nghề bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận là một làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Đặc sản bánh tráng Chợ Lầu thơm ngon nức tiếng

Nếu bạn có đi du lịch Phan Thiết Bình Thuận, thì bạn có thể ghe qua thử món bánh tránh rất ngon. Nhưng đôi khi lại ít biết đó là món bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận thơm ngon nức tiếng. Đi để trải nghiệm đặc sản vùng quê, từ món bánh tráng giản dị khắp bốn phương. Nó làm cho bạn cảm thấy mãi mùi vị bánh tráng miền quê dân dã của Việt Nam.

Hàng năm, cứ tầm tháng 9 âm lịch là các lò bánh tráng lại chuẩn bị hàng tết. Ở các làng nghề làm bánh tráng Chợ Lầu Bình Thuận, tết dường như cũng đến sớm. Dù những người thợ tráng bánh chỉ được dừng làm việc vào buổi chợ cuối cùng của năm. Bánh tráng cuốn với măng kho thịt, trứng cùng với củ kiệu muối chua ngọt. Món ăn dân dã đã trở thành truyền thống, không thể thiếu trong bữa ăn ngày tết của quê Bình Thuận

Nguồn sưu tầm