Đi du lịch Bình Thuận, đừng quên nét văn hóa Chăm pa cực thú vị

Văn hóa lễ hội

Đi du lịch Bình Thuận, đừng quên nét văn hóa Chăm pa cực thú vị

Đi du lịch Bình Thuận, chắc hẳn bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước những công trình kiến trúc Chăm pa và tò mò về nét văn hóa Chăm pa cực thú vị của bà con nơi đây.

Bình Thuận được biết đến là một vùng đất có đa dạng các nền văn hóa đặc sắc, bà con dân tộc tập hợp ở đây khá nhiều. Theo thống kế có tới 30 dân tộc đang chung sống và sinh hoạt tại Bình Thuận, trong đó đông nhất chính là dân tộc người Chăm, người Kinh và người Tày.

Văn hóa Chăm còn lưu giữ trong sinh hoạt, trong các công trình kiến trúc

Đó là lý do tại sao, nền văn hóa Chăm pa ở Bình Thuận vẫn được lưu giữ và phát triển phong phú. Đi du lịch ở Bình Thuận sẽ thấy được nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm  với những tháp cao bằng đất nung, sừng sững cùng lịch sử và duyên dáng với vẻ đẹp hút hồn. 

Những bức tượng thần, vua, vũ nữ đã được các nghệ nhân Chăm thổi hồn vào đó… thể hiện bàn tay tài hoa và trình độ nghệ thuật điêu luyện, tinh xảo với các họa tiết, đường nét chắc khỏe, lãng mạn.

Tháp Chàm Poshanư – Nét văn hóa Chăm pa đặc sắc

Có lẽ, bạn đã nghe đến tháp Chàm Poshanư – Một công trình kiến trúc Chăm pa đậm nét, là điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng ở khu vực Nam Trung Bộ. 

Ngọn tháp mang đậm kiến trúc Chăm pa

Ngọn tháp nằm cách thành phố Phan Thiết 7km, thuộc khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa. Tháp nằm trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải. Khi mưới xây dựng, tháp Chàm được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó. Điểm thu hút của tháp Chăm này chính là những tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm xưa tạo nên những công trình độc đáo, kỳ bí mà ngày nay còn nhiều điều chưa được giải thích khám phá.

Ghé thăm ngọn tháp trong chiều hoàng hôn, du khách sẽ ấn tượng với khung cảnh ánh dương phản quang quanh ngọn tháp, như tinh hoa trời đất hội tụ.

Thể hiện bàn tay tài ba của nghệ nhân xưa

Nét văn hóa Chăm pa còn thể hiện qua trang phục, nhạc cụ, điệu múa, âm nhạc, đây là những di sản quí báu của nền văn hóa cổ sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được lưu giữ đến tận hôm nay. Du lịch Bình Thuận, không khó để nhìn thấy cái hồn Chăm, hơi thở Chăm pa vẫn ngấm trong con người, từng tấc đất.

Những công trình kiến trúc cổ như đền, tháp, chùa, lăng, miếu cộng với đi tích lịch sử, khảo cổ học và đặc biệt các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm…đã  đem lại những nét văn hóa đặc trưng và ít nơi nào có được cho mảnh đất Bình Thuận.

Thể hiện qua các lễ hội truyền thống

Ở Bình Thuận còn rất đông đảo đồng bào người Chăm sinh sống nên đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua những phong tục, sinh hoạt thường ngày, trang phục và đặc biệt là chữ viết và nghề gốm…

Qua làn điệu hát dân ca và múa Chăm đã trở thành một di sản văn hóa quí giá của nền văn hóa Chăm và người Việt thời bấy giờ vẫn đang được giữ gìn và phát triển. Cho đến nay, phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm nơi đây vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền. 

Và ngày nay, dù cuộc sống đã trở nên hiện đại hơn nhưng người Chăm vẫn luôn giữ tín ngưỡng tâm linh, họ vẫn gìn giữ và thường xuyên tổ chức các nghi lễ trong đó có lễ cúng cơm mới, lễ khai trương, đắp đề,… mỗi công việc đều có một nghi lễ để tạ ơn thần linh. 

Lưu giữ quần thể kiến trúc Chăm pa

Đặc biệt một số bộ phận người Chăm tại Bình Thuận vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở các tỉnh ven biển ngày nay chính là được bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm. Đây có thể là một kiến thức hay mà ít ai biết đến. Sẽ rất thú vị đối với du khách, đặc biệt là những ai ưa thích tìm hiểu và khám phá về sự đa dạng văn hóa dân tộc khi đặt chân đến Bình Thuận.

Tại Bình Thuận có “Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận” hội tụ những nét độc đáo nhất của đồng bào dân tộc Chăm về kiến trúc, màu sắc… nằm tại huyện Bắc Bình. Không gian trưng bày được bố trí thành các khu riêng biệt theo từng chủ đề: Khu trưng bày sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm; hình ảnh và cổ vật thuộc văn hóa Chăm; khu trưng bày nông, ngư cụ truyền thống của người Chăm; các sản phẩm và trình diễn làng nghề gốm; các loại nguyên liệu, công cụ, sản phẩm dệt thủ công cổ truyền; khu trưng bày nghiên cứu các sản phẩm văn hóa phi vật thể… 

Nghề dệt của người Chăm

Trung tâm đã trở thành nơi giao lưu sinh hoạt văn hóa của đồng bào Chăm khi có lễ hội. Không những vậy, nơi đây còn phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học về văn hóa Chăm. Nơi đây cũng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến Bình Thuận tìm hiểu về nền văn hóa Chăm Pa đặc sắc, thú vị. 

Đi du lịch Bình Thuận, bạn nhớ phải khám phá nét văn hóa Chăm pa và lưu lại những bức hình bên cạnh những công trình kiến trúc đậm chất Chăm tại vùng đất này.

 

Linh Tu (Tổng hợp) – Luhanhvietnam.com.vn

(Sưu tầm)