Lịch sử phát triển Phan Thiết lưu giữ trong bảo tàng nước mắm

Địa danh Bình Thuận

Lịch sử phát triển Phan Thiết lưu giữ trong bảo tàng nước mắm

 

Nhắc đến Phan Thiết là người ta nhắc ngay đến thành phố của biển, của những địa điểm du lịch nổi tiếng, hay đặc sắc nhất chính là nổi tiếng về những làng nghề nước mắm tồn tại hàng trăm năm cho đến tận ngày nay. Thế nhưng ít ai biết được lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Phan Thiết có chất chứa những điều gì mà chúng ta chưa từng được biết đến, biểu tượng của nơi này là gì, và khi đến với vùng đất biển này nhất định sẽ phải đặt chân tới đâu. Vậy thì qua bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về chặng đường phát triển của Phan Thiết nhé!

Vì Sao Mà Có Cái Tên Phan Thiết?

Trước hết muốn biết về Phan Thiết, chúng ta cần phải biết về Bình Thuận, nơi này vốn thuộc nước Nhật Nam thời xưa, sau này trở thành đất của Chiêm Thành, nhưng vì lý do xảy ra chiến tranh liên miên nên cuối cùng Chiêm Thành bị mất phần đất của mình, đến năm 1653 thì chúa Nguyễn Phúc Tần đã chiếm được đất Phan Lang (tiền thân của Phan Rang sau này) và đến năm 1692 thì Chúa Nguyễn đã lấy luôn đất đai còn lại của Chiêm Thành, đặt lại tên là Thuận Thành trấn, rồi xây dựng Bình Thuận thành dinh và lập ra các đạo miền dưới như Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly, Phố Hài…

Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì lúc này Phan Thiết mới chính thức được công nhận là một đạo cùng chung một lượt với các đạo khác là: Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân. Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ. Đến năm 1827 Bình Thuận được giao cho làm tỉnh lị, kiêm luôn tỉnh Khánh Hòa cho đến tận ngày nay.

Quay ngược thời gian để đến với vùng đất khi mà chưa có người Việt định cư thì nơi này vốn là của người Chăm sinh sống, rồi vùng đất này trước đây có cái tên là “Hamu Lithít” – với ý nghĩa “Hamu” là xóm ruộng bằng, còn “Lithít” có nghĩa là ở gần biển, đặt tên đúng với nghĩa thực tế vị trí của nơi này. Và rồi đến khi người Việt bắt đầu tới định cư tại đây nhưng chưa có ý định đặt một cái tên khác cho vùng đất này bằng tiếng Việt, người ta cũng tìm hiểu ra rằng tên gọi của Phan Thiết không phải là một cái tên thuần Việt. Vậy thì nguồn gốc cái tên Phan Thiết bắt nguồn từ đâu?

Vùng đất này vốn trước đây là của vương quốc Chămpa, sau này được sáp nhập vào nước Đại Việt, rồi cứ thế hành chính được xác lập cùng với thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi đó thì Phan Thiết vẫn chưa hề được nhà nước thời đó xác định địa giới và cấp hành chính gì.

Nghe có vẻ khá thuyết phục khi người ta tìm hiểu rằng, người Việt ở đây lâu dần bắt đầu đọc quen cái tên Hamu Lithít, lấy âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” lấy ra từ phiên âm tên của hai vùng là Phan Rang, Phan Rí rồi cứ thế mà đọc thành Phan Tiết. Cũng từ đó sau này người ta đọc chuẩn lại với cái tên là Phan Thiết như bây giờ. Việc phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó cũng rất sáng tạo và thông minh: từ Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), và Mang-thít (Phan Thiết). Đây cũng chính là ba địa danh này được người ta xưng là “Tam Phan”. Rồi từ sau khi hoàng tử – em của công chúa Po San Inư, cũng là con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh tên là Po Thit, đóng đồn trấn giữ vùng đất này vào thế kỷ XIV rồi được người Việt sinh sống tại đây đọc lái đi mà thành cái tên Phan Thiết như bây giờ.

Cho đến tận bây giờ thì yếu tố “Phan” đứng trước vẫn còn xuất hiện nhiều ở trong một số địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn…

Phan Thiết Vẫn Luôn Là Niềm Tự Hào Của Bình Thuận

Bởi vì sao mà người ta vẫn luôn nhắc đến cái tên Phan Thiết như một địa danh luôn có ấn tượng tốt đẹp và luôn muốn ghé thăm lại không chỉ một lần. Đó có thể là vì ngoài những danh lam thắng cảnh đẹp, những bãi biển trải dài hay do sự hiếu khách thân tình của người dân nơi đây thì có một lý do nữa không thể không kể đến. Đó chính là những làng nghề nước mắm trứ danh được hình thành và phát triển từ xa xưa cho đến tận bây giờ.

Người ta còn thường khẳng định rằng hình ảnh của những tín nước mắm một thời vẫn luôn là biểu tượng cho vùng đất Phan Thiết, kể cả là đến thời điểm hiện tại biểu tượng này đã được thay thế bằng rất nhiều những hình dáng khác nhau, những màu sắc, kỳ quan đa dạng của thiên nhiên khác nhau khiến đó là điểm thu hút rất nhiều sự hiếu kỳ của du khách tới nơi này. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một thời hoàng kim của làng nghề nước mắm đến từ Phan Thiết này.

Người ta có thể nhắc đến Phan Thiết với một bề dày lịch sử vàng son trong thời kỳ quá khứ, với nền văn minh văn hóa của người Chăm để lại là những khu di tích tháp Chàm. Là địa danh Mũi Né, núi Tà-Dôn từng được biết đến là địa điểm theo dõi nhật thực toàn phần đặc biệt nhất, là những cồn cát trắng, là bãi biển cùng làng chài đầy sắc màu, và đặc biệt vẫn là những làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống đem lại danh tiếng cho cả một vùng đi khắp đất nước, lan xa tới tận nước ngoài.

Lịch Sử Phan Thiết Thu Nhỏ Trong Một Bảo Tàng Độc Đáo

Đúng là như vậy đó, khi bạn đến với Phan Thiết, địa điểm nào đó bạn có thể bỏ qua, hoặc không đủ thời gian để tới, nhưng với Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa thì nhất định không thể bỏ qua được. Bởi vì sao ư, vì đây chính là nơi tổng hợp lại hết tất cả quá trình lịch sử hình thành của vùng đất Phan Thiết từ lúc khai sinh cho đến giờ, đây còn là một nơi mà bạn bước từ không gian này đến thời gian khác, được ngập chìm trong những điều thú vị mà chắc chắn trước đây bạn chưa bao giờ trải qua.

Không chỉ có vậy bạn còn được lắng nghe câu chuyện về lịch sử hình thành và phát triển của nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời. Đặc biệt nhất có lẽ chính là chương trình Huyền Thoại Làng Chài, Fishermen Show – đây là nơi duy nhất tái hiện lại huyền thoại về Cá Ông, về thần Shiva trên sân khấu nước bốn tầng cực kỳ lung linh huyền ảo. Bạn chỉ cần tới Bảo tàng nước mắm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ở Phan Thiết thôi là sẽ được đi hết qua những miền ký ức trong quá khứ của nơi này, được chứng kiến tận mắt, được trải nghiệm cả những hoạt động của ngư dân làng chài để hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của Phan Thiết đã từng trải qua thăng trầm gì, vươn lên tới nghề làm nước mắm truyền thống như thế nào, đã đạt được thành tựu gì cho đất nước và kinh tế thời bấy giờ, cùng với đó chính là sự trân trọng đối với những người xưa, những tĩn gốm đựng nước mắm thân thuộc được chở bằng ghe bầu ngược xuôi khắp đất nước này.

Hãy nhớ lấy, khi tới với Phan Thiết, để có thể hiểu hơn về nơi này, ngoài cảnh đẹp, bãi biển, đồi cát và hải sản tươi ngon thì nhất định bạn cần tới bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa để mở mang thêm kiến thức và sự hiểu biết cũng như trân trọng về làng nghề nước mắm Phan Thiết cho đến bây giờ.

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BẢO TÀNG NƯỚC MẮM LÀNG CHÀI XƯA

Như tên gọi, bảo tàng Nước mắm Làng Chài Xưa được thiết kế với phong cách đương đại, dạng phim trường tương tác nhập vai. Có diện tích gần 2.000m2, bảo tang được chia thành 14 không gian, dùng hình ảnh, hiện vật và ánh sáng chủ động tái hiện 300 năm làng chài Phan Thiết xưa; từ thời Chăm Pa, thời vua Nguyễn, thời Pháp và những thập niên 40, 50, 60 của thế kỷ trước.

Vào bảo tàng, từng du khách được nhập vai làm ngư dân chài lưới cá hay diêm dân làm muối; thăm làng chài xưa và phố cổ Phan Thiết, ghé nhà hàm hộ đại gia nước mắm xưa. Khám phá cách người dân làng chài phát hiện ra mắm nước từ việc ướp giữ cá, tên gọi nước mắm ngày xưa, lý do vì sao có tên gọi “nước mắm” như ngày nay. Bao nhiêu hiểu biết kỳ thú về nghề làm nước mắm, cách cẩn (soi) nước mắm và ông quan Bát phẩm Trần Gia Hòa, ông tổ nghề nước mắm tĩn gốm xưa của Phan Thiết.

Bảo tàng Nước mắm Làng Chài Xưa gồm các không gian:

1/. Rạp chiếu phim lịch sử 300 năm Làng Chài Xưa Phan Thiết với 200 ghế ngồi, màn hình cực đại.
2/. Không gian Chăm Pa xưa với tượng Kut quý hiếm kết nối tâm linh
3/. Làng Chài Xưa với 2 tấm sắc phong bản gốc thời Vua Nguyễn
4/. Phan Thiết thời Pháp những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX.
5/. Con đường xưa Phan Thiết Mũi Né do bà Lục Thị Đậu mở
6/. Đồng muối và trải nghiệm nghề làm muối
7/. Đồi cát và truyền thuyết xưa
8/. Làng Rạng và đời sống dân chài
9/. Vạn Thủy Tú và phố cổ Phan Thiết
10/. Tiệm thâu băng ngày xưa
11/. Nhà Hàm Hộ (đại gia nước mắm xưa)
12/. Lịch sử nước mắm Phan Thiết và ông tổ nghề nước mắm Tĩn
13/. Thủy cung 3D với những sinh vật biển khổng lồ
14/. Chợ quê Khánh Thiện (làng Mũi Né xưa)

Nguồn sưu tầm